Full combo kinh nghiệm thuê chung cư Quận Tân Bình
Nếu bạn là người lần đầu bước chân lên thành phố lớn để học tập và làm việc và chẳng có tí kinh nghiệm nào về việc thuê căn hộ? Tại đây, Thuecanho123 sẽ chia sẻ với bạn những bí kíp dành cho người mới để tìm được căn hộ phù hợp với mình.
- Tổng chi phí phải chi trả không chỉ là tiền thuê căn hộ
- Lập ra danh sách tiêu chí và sắp xếp chúng
- Lập danh sách các câu hỏi cần thiết
- Quay video, chụp hình căn hộ trước khi chuyển vào (Bước nhỏ nhưng lợi ích lớn)
- Đến xem chung cư vào nhiều thời điểm khác nhau
- Nói chuyện với cư dân hiện tại nếu có thể
- Hãy chuẩn bị tâm lý là sẽ thất vọng
- Đừng mơ mộng về những tiện nghi mà bạn sẽ không bao giờ sử dụng
- Lưu ý cuối cùng: Hãy cho bản thân thời gian để tìm hiểu
Dành cho bạn - người lần đầu bước chân lên thành phố lớn để học tập và làm việc và chẳng có tí kinh nghiệm nào về việc thuê căn hộ? Đừng lo, bạn đã đến đúng nơi rồi đó!
Trong bài viết này, Thuecanho123 sẽ chia sẻ với bạn những bí kíp giúp những ai lần đầu thuê chung cư quận Tân Bình có thể tìm được căn hộ như ý muốn, và quá trình thuê căn hộ của bạn sẽ diễn ra thật suôn sẻ.
Tổng chi phí phải chi trả không chỉ là tiền thuê căn hộ
Việc biết cách lập ngân sách cho căn hộ đầu tiên là rất quan trọng. Tất nhiên, tiền thuê căn hộ hằng tháng sẽ là đáng kể nhất, nhưng ngoài ra vẫn còn những khoản “chi phí ẩn” khác mà bạn phải trả. Hãy cùng điểm qua những khoản chi này để đỡ phải giật mình khi thấy những khoản này trong hợp đồng nhé!
Chi phí ban đầu
Nếu bạn nghĩ chỉ cần chuẩn bị đủ tiền để trả tiền thuê căn hộ mỗi tháng thôi là bạn có thể vô căn hộ ngủ được rồi, thì xin chúc mừng: bạn sẽ không được ngủ trong căn hộ đâu, mà được ngủ ở… một nơi phù hợp hơn.
Nếu bạn muốn được vô căn hộ để ngủ, thì bạn cần chuẩn bị tiền để chi trả các khoản chi phí ban đầu sau đây:
- Tiền cọc (đặt cọc thuê nhà)
- Tiền thuê tháng đầu tiên
- Phí dịch vụ quản lý (nếu có)
- Phí làm hợp đồng
- Phí điện, nước, internet (ban đầu)
- Phí vận chuyển, trang trí nội thất (nếu có)
Chi phí định kỳ
Tiền lương thì có thể bấp bênh nhưng tiền thuê nhà thì nó ổn định lắm. Sau khi đã được ngủ ở căn hộ rồi, bạn sẽ phải đều đặn chi trả những khoản phí định kỳ sau:
- Tiền thuê căn hộ
- Chi phí quản lý tòa nhà
- Phí điện, nước, internet
- Phí gửi xe
- Phí bảo trì, sửa chữa (nếu phát sinh)
- Các chi phí tiện ích khác (nếu có)
Lập ra danh sách tiêu chí và sắp xếp chúng
Việc lập ra một danh sách tiêu chí rõ ràng không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm mà còn cứu bạn khỏi những cú sốc thực tế khi căn hộ không giống như hình trên mạng. Dưới đây là gợi ý những câu hỏi mà bạn có thể dùng:
1. Xác định những tiêu chí quan trọng nhất
Hãy tự hỏi: “Mình thực sự cần gì ở một căn hộ?”
Rảnh rảnh thì bạn ngồi tự nói chuyện một mình, tự hỏi mình câu trên và tự trả lời luôn. Còn không làm được thì có thể tham khảo những câu sau:
- Vị trí: Gần chỗ làm, trường học, hay khu vực nào thuận tiện nhất?
- Giá thuê: Hỏi xem giá thuê có "bao gồm tất cả" không, hay bạn sẽ phải trả thêm cả đống khoản phí như quản lý, gửi xe.
- Diện tích: Bạn cần một căn hộ đủ rộng để sống thoải mái hay chỉ cần đủ chỗ để xoay người?
- Tiện ích: Bạn có cần ban công để ngắm hoàng hôn hay phòng gym để đăng ảnh sống ảo không?
- Mức độ yên tĩnh: Đây là điều tối quan trọng, đặc biệt nếu bạn định sống gần sân bay Tân Sơn Nhất. Hãy đảm bảo bạn sẽ không phải "ru ngủ" bằng tiếng máy bay cất cánh mỗi đêm.
2. Sắp xếp thứ tự ưu tiên
Rất khó để bạn tìm được một căn hộ mà đáp ứng được hết các tiêu chí của bạn. Vì vậy sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn:
- Tiêu chí bắt buộc: Đây là "vùng cấm thỏa hiệp". Ví dụ: bạn cần vị trí gần công ty để tránh kẹt xe mỗi sáng, hoặc giá thuê không vượt ngân sách.
- Tiêu chí mong muốn: Những điều "có cũng tốt, không có cũng chẳng sao". Ví dụ: căn hộ có view thành phố lung linh về đêm hay cửa sổ đón nắng.
- Tiêu chí phụ: Nếu ngân sách cho phép, thì bạn sẽ thêm những yếu tố này vào. Ví dụ: nội thất cao cấp, bãi đỗ xe rộng.
3. Kiểm tra thực tế
Khi đã xác định danh sách, hãy đi xem trực tiếp để kiểm tra các tiêu chí. Đừng chỉ dựa vào hình ảnh trên mạng – thực tế có thể khác rất xa!
Tóm lại
Danh sách tiêu chí như là "kim chỉ nam" để bạn tìm được căn hộ phù hợp nhất, dù không thể hoàn hảo 100%, nhưng với một chút linh hoạt và tư duy thực tế sẽ khiến bạn dễ dàng hài lòng hơn và tránh được những thất vọng không đáng có.
Hãy nhớ rằng, một căn hộ tốt là căn hộ đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu của bạn chứ không nhất thiết phải là căn “xịn sò” nhất!
Lập danh sách các câu hỏi cần thiết
Việc đi xem căn hộ không chỉ là ngắm nghía không gian sống mà còn là lúc bạn phải trở thành một "thám tử" để khai thác mọi thông tin cần thiết. Chuẩn bị một danh sách câu hỏi không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn tránh được những rắc rối từ trên trời rơi xuống sau này. Dưới đây là gợi ý những câu hỏi mà bạn có thể dùng:
Về hợp đồng và chi phí:
- Giá thuê bao nhiêu? đã bao gồm các chi phí điện, nước, quản lý chưa?
- Có yêu cầu đặt cọc không? mức cọc là bao nhiêu và khi nào được hoàn lại? Tiền cọc này có vẫy tay chào bạn mãi mãi nếu bạn dọn đi sớm không?
- Thời hạn hợp đồng tối thiểu là bao lâu? Có phạt hợp đồng nếu dừng sớm không?
- Có điều khoản nào về việc tăng giá thuê không?
- Tiền thanh toán hằng tháng hay theo quý? Hình thức thanh toán như thế nào?
Về căn hộ:
- Nội thất trong nhà gồm những gì? Có thiếu giường tủ bàn ghế hay bồn rửa mặt gì không? Hay phải mang đến để lắp vào sài?
- Nếu xảy ra hỏng hóc ai sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa? Đừng để bạn phải ôm đầu khi điều hòa hỏng và chủ nhà nói: "Cái này bạn tự lo nha!"
- Giá điện, nước ở đây được tính như thế nào? Có theo giá nhà nước hay giá thương gia? Đây là điểm rất dễ bị "móc túi" nếu bạn không hỏi kỹ.
- Căn hộ có cách âm tốt không?
Về tiện ích và môi trường sống:
- Các tiện ích có tốn tiền không? nếu có thì tốn bao nhiêu?
- Chỗ giữ xe thì sao? bao nhiêu 1 tháng?
- Môi trường xung quanh có ồn ào hay nhiều xe cộ không?
- Gần đây có siêu thị, chợ, hay cửa hàng tiện lợi nào không? Nếu không, mỗi lần hết mì tôm sẽ là một hành trình khó quên.
Về an ninh và hàng xóm:
- Tòa nhà có bảo vệ không? hệ thống camera như thế nào?
- Có quy định thời gian ra vào không?
- Hàng xóm xung quanh có thân thiện không? (Hoặc ít nhất, họ không quẩy xuyên đêm là được)
Những điều đặc biệt cần lưu ý:
- Chủ nhà có sống gần đây không? Nếu cần hỗ trợ gấp thì liên lạc bằng cách nào?
- Có quy định gì đặc biệt không? Ví dụ: cấm thú cưng, cấm tiệc tùng, hay những điều khoản kỳ lạ khác.
- Nếu sau này bạn muốn gia hạn hợp đồng, quy trình sẽ thế nào?
Lời khuyên nho nhỏ
Có thể có một số bạn khá là ngại hỏi kỹ. Nhưng bạn đừng quên rằng bạn chính là khách hàng, là người trả tiền cho dịch vụ, và chủ nhà là người có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc của bạn.
Đây không phải là việc "hỏi cho vui", mà là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bạn. Căn hộ bạn thuê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn, vì vậy đừng ngần ngại đặt câu hỏi!
Hỏi kỹ không làm bạn trở nên phiền phức – nó chỉ làm bạn trở thành một người thuê nhà thông minh. Hãy nhớ, một chút chủ động hôm nay sẽ giúp bạn tránh được nhiều rắc rối ngày mai.
Quay video, chụp hình căn hộ trước khi chuyển vào (Bước nhỏ nhưng lợi ích lớn)
Một mẹo nhỏ khi thuê căn hộ là quay video hoặc chụp hình căn hộ trước khi chuyển đồ vào. Nhớ là chụp hình căn hộ chứ không phải hình tự sướng đâu nhé!
Tin mình đi, việc này sẽ giúp bạn tránh được vấn đề không đáng có sau này, đặc biệt khi liên quan đến tiền đặt cọc.
Hãy chụp hoặc quay video lại mọi góc của căn hộ, đặc biệt là những chỗ có dấu hiệu bị hư hại trước đó như vết nứt tường, gạch bị xước, vòi nước nhỏ giọt, hay máy lạnh kêu như máy xay sinh tố... Sau đó hãy gửi cho chủ nhà để 2 bên nắm rõ tình trạng ban đầu của căn hộ.
Dành 10-15 phút để quay video hoặc chụp hình trước khi chuyển vào không chỉ giúp bạn bảo vệ tiền đặt cọc mà còn là cách để bạn có một khởi đầu suôn sẻ hơn khi sống tại căn hộ mới. Đây là một hành động nhỏ nhưng cực kỳ hữu ích mà bạn không nên bỏ qua!
Đến xem chung cư vào nhiều thời điểm khác nhau
Việc chỉ một buổi đi xem căn hộ là chưa đủ để đánh giá cuộc sống tại nơi đó. Để đưa ra quyết định đúng đắn, bạn nên dành thời gian ghé thăm khu vực này vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Nếu không cẩn thận, bạn có thể rơi vào cảnh ban ngày thấy xanh sạch đẹp, nhưng ban đêm lại “xô bồ náo nhiệt”.
Vào ban ngày, hãy đi vòng vòng khuôn viên nội khu. Đừng chỉ chăm chăm vào căn hộ mà quên môi trường xung quanh, đánh giá xem khu vực nào có bị bỏ bê không? Hành lang, bãi đổ xe có rác thải bừa bãi không?
Nếu thấy những dấu hiệu thiếu vệ sinh hoặc sự lơ là trong quản lý, hoặc nếu may mắn thì bạn còn gặp được “cư dân đặc biệt” là chuột chạy qua chân, điều đó có thể báo hiệu những rắc rối tiềm ẩn.
Sau đó, hãy quay lại vào ban đêm. Đây là thời điểm lý tưởng để đánh giá mức độ an toàn và yên tĩnh của khu vực. Khu phức hợp có được chiếu sáng đầy đủ không? Có cảm giác an toàn khi bạn đi bộ một mình không?
Các bãi đỗ xe về đêm còn chỗ trống không, hay đã chật kín xe? Điều này rất quan trọng nếu bạn có phương tiện và muốn đảm bảo việc đỗ xe dễ dàng bất kỳ lúc nào.
Vậy nên, đừng ngần ngại đầu tư thời gian để xem xét kỹ càng nơi mình sống, mình biết việc sáng thì xem tối thì soi này rất tốn thời gian, nhưng nó có thể giúp rất nhiều cho cuộc sống của bạn trong nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm tới.
Đầu tư một chút thời gian hôm nay để đổi lấy sự yên tâm lâu dài – chẳng phải quá đáng giá sao?
Nói chuyện với cư dân hiện tại nếu có thể
Một cách nữa cũng rất hiệu quả để hiểu về nơi bạn đang định thuê đó là nói chuyện trực tiếp với những người đang sống ở đây.
Điều tuyệt vời là cư dân thường chẳng có lý do gì để nói giảm nói tránh, vì họ chẳng được hưởng lợi gì từ việc bạn thuê hay không thuê. Ngược lại, nếu họ nhiệt tình kể những điều tích cực, thì bạn cũng yên tâm hơn hẳn, đúng không?
Họ có thể sẽ cho bạn thấy được cái nhìn chân thật về môi trường nơi đây, những ưu và nhược điểm mà bạn chưa nhận ra khi mới nhìn vẻ bề ngoài.
Chỉ với một nụ cười thân thiện và vài câu hỏi đơn giản như: Bạn có thích cuộc sống nơi đây không? Sao bạn lại chọn nơi này? Có điều gì bạn không hài lòng về nơi này không? Bạn thấy quản lý ở đây như thế nào?... Là bạn đã có cơ hội hiểu sâu hơn về khu vực này rồi.
Những câu đơn giản như vậy thôi sẽ đem lại cho bạn những thông tin chân thật nhất. Đây là những thông tin không thể có được từ chủ nhà hay môi giới, và có thể giúp bạn quyết định có nên chọn căn hộ này hay không.
Hãy chuẩn bị tâm lý là sẽ thất vọng
Một sự thật không thể chối cãi khi đi tìm căn hộ là… bạn sẽ thất vọng ít nhất một lần. Dù có lên kế hoạch hoàn hảo đến đâu thì vẫn sẽ có những điều không như ý xảy ra.
Đừng kỳ vọng mọi thứ phải hoàn hảo vì bạn muốn thì cũng đâu có được, nó chỉ khiến bạn thêm thất vọng. Hãy chấp nhận và kiên nhẫn tìm cách điều chỉnh để có được cuộc sống thoải mái.
Vậy nên, trước khi bạn đi xem căn hộ thì hãy chuẩn bị tâm lý gặp thất vọng luôn cho khỏe.
Đừng mơ mộng về những tiện nghi mà bạn sẽ không bao giờ sử dụng
Khi đi xem chung cư, đừng để những tiện nghi hào nhoáng che mắt bạn. Các khu căn hộ thường sẽ cố gắng gây ấn tượng với bạn bằng những tiện ích như hồ bơi tuyệt đẹp, phòng tập thể dục hiện đại hoặc công viên xanh mướt.
Nhưng nếu bạn biết chắc là bạn sẽ không sử dụng chung thì đừng để chúng làm ảnh hưởng đến những tiêu chí quan trọng nhất của bạn.
Hãy chỉ chú ý đến những yếu tố thiết thực giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.
Lưu ý cuối cùng: Hãy cho bản thân thời gian để tìm hiểu
Một quyết định hấp tấp cũng có thể khiến bạn phải chịu đựng cảm giác không thoải mái trong suốt thời gian thuê. Bạn có thể không hài lòng với không gian sống, hoặc cảm thấy không hợp với môi trường xung quanh, và điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Vì vậy, lời khuyên của thuecanho123.com là hãy dành thời gian từ vài tuần cho đến 1 tháng để tìm hiểu về các chung cư cho thuê quận Tân Bình có thể giúp cho cuộc sống của bạn trong những năm tháng tới được thoải mái, yên ổn và ít gặp các vấn đề thuê hơn.