Tìm hiểu 'mánh khóe' của các chủ nhà khi cho thuê căn hộ

Với sự phát triển của nền kinh tế và đô thị hóa, việc thuê nhà trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn khi tìm được một căn hộ ưng ý và được chủ nhà tốt bụng, thậm chí nhiều người còn phải đối mặt với những mánh khóe của các chủ nhà. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu những mánh khóe của chủ nhà và cách tránh được những rủi ro đó từ chủ cho thuê căn hộ chung cư, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Mục lục

Những mánh khóe của các chủ nhà khi cho thuê căn hộ

Một trong những mánh khóe phổ biến nhất mà các chủ nhà thường sử dụng để lợi dụng khách hàng chính là việc giấu thông tin về các chi phí liên quan đến căn hộ. Các chi phí này có thể bao gồm phí dịch vụ, phí quản lý, phí vệ sinh, phí bảo trì, hoặc thậm chí cả phí điện, nước, internet. Khi khách hàng ký hợp đồng thuê nhà, họ sẽ không biết rõ về các chi phí này và sẽ phải đối mặt với những hóa đơn đắt đỏ sau này.

Những mánh khóe của các chủ nhà khi cho thuê căn hộ
Những mánh khóe của các chủ nhà khi cho thuê căn hộ

Một mánh khóe khác của các chủ nhà là việc tăng giá thuê căn hộ đột ngột và không thông báo trước. Điều này thường xảy ra khi thị trường bất động sản đang phát triển mạnh, khiến các chủ nhà tìm cách tăng giá thuê để tăng lợi nhuận. Điều này không chỉ gây ra sự bất tiện cho khách hàng mà còn khiến họ phải tìm kiếm một chỗ ở khác trong tình trạng khẩn cấp.

Ngoài ra, một số chủ nhà còn có thể sử dụng các chiêu trò khác để lợi dụng khách hàng. Ví dụ như yêu cầu khách hàng thanh toán một khoản tiền đặt cọc quá lớn, không có sự minh bạch trong việc giải quyết các sự cố liên quan đến căn hộ, hoặc cố tình làm chậm quá trình giải quyết các sự cố.

Làm sao tránh được mánh khóe từ chủ cho thuê căn hộ

Hoàng là một người đã từng phải trải qua nhiều khó khăn khi thuê căn hộ ở thành phố. Lúc đó, anh còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thuê căn hộ và không biết rõ về các mánh khóe của chủ nhà. Sau khi tìm hiểu về các căn hộ trên các trang web, anh đã chọn một căn hộ giá rẻ và dường như phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng và chuyển đến căn hộ, anh đã nhanh chóng nhận ra những mánh khóe của chủ nhà.

Anh cho biết: “ Lúc đầu, khi vừa mới đến ở chủ nhà đã hứa sẽ bảo trì và sửa chữa các trang thiết bị. Nhưng đến khi tôi vào ở thì các thiết bị điện tử như máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt đều không hoạt động, khi tôi gọi đến thì lại hẹn hết lần này đến lần khác đã hơn 1 tháng rồi không thấy có người đến bảo trì và sửa chữa. Tôi đành phải bỏ tiền ra tự sửa chữa và chi trả các chi phí. Ở cũng không được bao lâu tôi đã chuyển đến một căn hộ khác”.

Làm sao tránh được mánh khóe từ chủ cho thuê căn hộ
Làm sao tránh được mánh khóe từ chủ cho thuê căn hộ

Lần này thì khác chủ nhà đã bắt tôi phải thanh toán trước tiền và tiền thuê nhà trước khi chuyển đến căn hộ. Tôi cũng thanh toán đúng như yêu cầu, tôi mới chợt nhận ra và tìm hiểu lại từ các căn hộ khác, thì mới nhận ra rằng số tiền cọc cao hơn thông thường chỉ từ 1 - 2 tháng nhưng chủ nhà này lại bắt tôi đóng đến tận 3 tháng mặc, dù căn hộ này khá nhỏ lại không có nội thất gì nhiều. Tôi vào ở chừng được 2 tháng thì lại bắt tôi đóng hết khoản tiền này đến khoản tiền khác. Cuối cùng, tôi đành phải đưa ra một số lý do cá nhân để hủy hợp đồng, nhưng chủ nhà lại bắt tôi phải trả toàn bộ tiền thuê nhà đến hết thời gian kết thúc hợp đồng thì mới được hoàn lại tiền cọc.

Cảnh giác quá trễ, tôi đã dính vào những mánh khóe của chủ nhà và bị tổn thất nặng nề về tiền bạc và thời gian. Kinh nghiệm đó đã giúp tôi trưởng thành hơn trong việc tìm kiếm nhà ở và ký hợp đồng thuê căn hộ.

Để tránh gặp phải tình huống như trước, tôi đã học được những bài học quý giá và chia sẻ đến mọi người những kinh nghiệm của mình. Trước khi quyết định thuê căn hộ, người thuê cần phải tìm hiểu kỹ về chủ nhà và căn hộ, đảm bảo rằng mình đã hiểu rõ về các điều khoản trong hợp đồng cho thuê. Họ cũng nên thảo luận trực tiếp với chủ nhà để biết rõ những điểm chưa hiểu, đặc biệt là về các chi phí liên quan đến căn hộ. Nếu có bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng mà khách hàng không hài lòng, cần phải đàm phán để tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho cả hai bên.

Có thể bạn quan tâm
Lên trên